Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

KHUYẾN CÁO CỦA CHUYÊN GIA


Thất bại từ những phương pháp trị nám, tàn nhang

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị nám, tàn nhang như trị liệu bằng laser, thảo dược... Tuy nhiên, chọn phương pháp nào hiệu quả lại không đơn giản.

Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Tẩy nám, tàn nhang bằng hóa chất và tia laser

Nhiều chị em đã áp dụng phương pháp lột tẩy bằng hoá chất để làm bong tróc lớp nám bên ngoài hoặc dùng tia laser có thể đốt vết nám, sau đó bôi kem dưỡng để tái tạo da mới.

Chị Phương Huyền 35 tuổi, kiến trúc sư làm việc tại một công ty nước ngoài có nhiều đốm đen hai bên gò má. Mất tự tin, ngại đến bệnh viện khám chị tìm đến một spa chăm sóc sắc đẹp. Tại đây, chị Huyền được tư vấn tẩy những vết đen trên má bằng hóa chất. Phương pháp này đúng là hiệu quả tức thì, các vết đen biến mất chỉ sau vài lần lột tẩy. Tuy nhiên, da chị trở nên bắt nắng nhanh, các vết sạm quay trở lại trong thời gian ngắn, mặt nhiều nếp nhăn hơn có dấu hiệu lão hóa da sớm so với tuổi.

Hàng ngày có khá nhiều chị em đến chữa nám da tại Bệnh viện da liễu Quốc gia.
Không chỉ có chị Huyền, nhiều chị em trị nám bằng tia laser cũng thừa nhận: "Tia laser dễ dàng làm bay vết nám trên da nhưng lại khiến da nhạy cảm hơn, nhanh bị bắt nắng và sau một thời gian các vết nám xuất hiện trở lại". 

Chữa nám bằng thảo dược

Một phương pháp đang được rất nhiều chị em tin dùng để điều trị nám, tàn nhang là chăm sóc da một cách tự nhiên như đắp sữa chua; thoa nước chanh ép nguyên chất, nước củ cải ép, nước đu đủ xanh nghiền nát, mật ong; đắp mặt nạ nghệ tự chế; uống nước ép cà chua; rửa mặt trước khi đi ngủ bằng nước ép cà rốt tươi hoặc nước vo gạo kết hợp cây lô hội... Tuy nhiên, bỏ khá nhiều thời gian chăm sóc da theo cách này nhưng khi hỏi đến hiệu quả thì các chị em vẫn lắc đầu quầy quậy.

Chị Thu Hương ở Sơn Tây bị nám hai bên má từ khi có bầu con đầu lòng. Cẩn thận, chị đến Bệnh viện da liễu Quốc gia để khám chính xác nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp. Bác sĩ chẩn đoán chị bị nám do thay đổi nội tiết, uống và bôi thuốc thay đổi nội tiết cộng với bôi kem mỗi khi đi nắng và hạn chế ra ngoài, sau 6 - 8 tháng (mỗi tháng 1,2 triệu đồng tiền thuốc) thì các vết nám sẽ bong hết. Tuy nhiên, chưa có điều kiện nên chị chưa thực hiện được. Được những người từng trải mách nước trị tàn nhang bằng đắp nghệ tươi, chị hào hứng thực hiện. Sau hơn 3 tháng đắp mặt nghệ, da mặt của chị có vẻ sáng và khỏe hơn nhưng những vết tàn nhang gần như không hề biến mất. Nghĩ rằng "không được cái này thì được cái kia" chị vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi.

Các chuyên gia chăm sóc da thì hiệu quả của việc chữa trị nám, tàn nhang bằng các bài thuốc dân gian còn tùy thuộc vào tố chất da của từng người. Có người hợp thì sau một thời gian các vết nám sẽ mờ dần, còn những người không hợp thì dù có theo đuổi thời gian dài kết quả cũng không thấy.
Theo Lương y nhân dân Lâm Tuệ Phương - phó chủ tịch Hội Da liễu Đông y Việt Nam:Có nhiều nguyên nhân gây ra nám như: Thay đổi đột ngột về nội tiết tố sau khi sinh, tinh thần căng thẳng lâu ngày, do di truyền, sử dụng mỹ phẩm lột tẩy quá mạnh trong thời gian dài hoặc những rối loạn về chức năng gan, thận, bài tiết bên trong cơ thể... Đặc biệt, các biểu hiện nám càng gia tăng khi da mặt thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gay gắt trong mùa hè. Vì vậy, bác sĩ khuyên chị em nên đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Điều trị nám da mặt không đơn giản, thường cho kết quả kém. Các can thiệp chủ yếu chỉ giúp làm giảm phần nào độ sậm của thương tổn, chứ không hết hẳn được. Hơn nữa, trên cùng một người, nguyên nhân gây bệnh cũng khá phức tạp, có khi là một, nhưng cũng có thể có do nhiều nguyên nhân phối hợp làm việc điều trị tận gốc bệnh này trở nên khó khăn.
Không nên bôi các loại kem, thuốc không rõ xuất xứ, nguồn gốc, thành phần, hoặc các loại kem pha chế. Sai lầm hay mắc phải của nhiều chị em là tự ý dùng các sản phẩm làm trắng nhanh. Chúng làm da bạn trắng mịn một cách chóng vánh trong thời gian đầu nhưng sẽ gây tổn hại cho da về sau, làm nổi nhiều mụn, teo da, giãn mạch... Bạn cũng đừng tự lột da, rất nguy hiểm, có thể gây sẹo hoặc làm vết nám nặng thêm.
 
Việc sửa chữa làn da không thể có kết quả trong một sớm một chiều. Đây là một bệnh thách đố sự kiên trì: dù uống, dù thoa, làm laser hay gì gì đi nữa... kết quả chỉ có thể nhận biết sau nhiều tuần, nhiều tháng. Khi thấy da mình bị nám, sạm, hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được tư vấn điều trị đúng cách.
Theo BS Võ Thị Bạch Sương
Sài Gòn tiếp thị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét